ĐẢNG ỦY THỊ TRẤN MỘ ĐỨC TỔ CHỨC CHÀO CỜ THÁNG 8
Dự lễ chào cờ có đồng chí Phạm Thị Lệ Nguyên – UV. BTV Huyện ủy – Bí thư Đảng ủy thị trấn; đồng chí Nguyễn Thanh Thức – PBT thường trực Đảng ủy – CT.HĐND thị trấn Mộ Đức; đống chí Nguyễn Tấn Nông – PBT Đảng ủy – CT. UBND thị trấn Mộ Đức, các đồng chí BTV, BCH Đảng bộ; thường trực HĐND và UBND thị trấn; cùng các đồng chí cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang thị trấn, cùng toàn thể đoàn viên, thanh niên trên địa bàn.
![]() |
![]() |
Ảnh: quang cảnh buổi lễ |
Sau nghi lễ chào cờ, các đồng chí lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cùng nhau nghe đồng chí Nguyễn Nữ Hoàng Anh – PCT Hội nông dân thị trấn báo cáo sinh hoạt chuyên đề Tháng 8 với chủ đề: “ Bác Hồ với nông dân, nông nghiệp”.
![]() |
Ảnh: đồng chí Nguyễn Nữ Hoàng Anh – PCT Hội nông dân thị trấn báo cáo sinh hoạt chuyên đề Tháng 8 với chủ đề: “ Bác Hồ với nông dân, nông nghiệp”. |
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ luôn luôn quan tâm đến vấn đề nông dân - một lực lượng to lớn của Cách mạng. Người đặc biệt chú ý đến xây dựng và phát triển nông nghiệp và nông thôn.
Bác Hồ đã xây dựng cái gốc của cách mạng là khối liên minh công nông để đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong tác phẩm Đường cách mệnh, Bác Hồ đã viết: “Công nông là người chủ cách mệnh tức là công nhân và nông dân là lực lượng nòng cốt, là đội quân chủ lực của cách mạng... Công nông là gốc cách mệnh”. Cũng trong tác phẩm này, Bác Hồ đã dành một chương viết về tổ chức của nông dân, phân tích hết nỗi tủi nhục, cực khổ của giai cấp nông dân và Người đã vạch ra lối thoát: “Nếu dân cày An Nam muốn thoát khỏi vòng cay đắng ấy, thì phải tổ chức nhau để kiếm đường giải phóng”.
Theo quan điểm của Bác, chính sách và nghị quyết của Đảng và Chính phủ đều vì lợi ích nhân dân. Bác nói: “Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”. Tuy nhiên, những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có trở thành hiện thực được hay không lại do chính nhân dân quyết định, nhân dân phải tổ chức nhau lại, phát huy tinh thần tự lực tự cường, không nên trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Đảng và Chính phủ. Bác nói:“Sự thực ở nơi nào mà dân tổ chức giúp đỡ nhau thì kết quả hơn chỗ cấp phát; dân hăng hái hơn, đoàn kết hơn, sản xuất cũng mạnh hơn.”
Để nông dân phát huy được sức mạnh trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội Bác Hồ chỉ rõ trách nhiệm của cán bộ là phải nắm vững các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tập hợp, vận động nông dân, tuyên truyền, giải thích rõ các chủ trương, chính sách đó để nông dân tích cực hưởng ứng thực hiện. Trong quá trình lãnh đạo và tổ chức nông dân cán bộ “Phải hết sức quan tâm đến đời sống của nhân dân. Phải lãnh đạo tổ chức, giáo dục nhân dân tăng gia sản xuất và tiết kiệm. Dân đủ ăn đủ mặc thì những chính sách của Đảng và Chính phủ đưa ra sẽ dễ dàng thực hiện...”. Người căn dặn:“Vận động nông dân là phải vận như thế nào cho nông dân động”
Thực tiễn trong quá trình đấu tranh cách mạng, xây dựng chủ nghĩa xã hội, nông dân ta đã phát huy được sức mạnh, thể hiện tinh thần tích cực cách mạng của mình.
Quan điểm trên của Đảng thể hiện sự trung thành, sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thực hiện tốt nghị quyết này, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sẽ phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, đời sống nông dân Việt Nam sẽ không ngừng nâng cao tạo nền tảng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vững mạnh.
Các hình ảnh liên quan:
![]() |
![]() |